Chào mừng bạn đã đến thăm diễn đàn Nhomai9xhy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Top posting users this week
No user

Top posting users this month
No user

Latest topics
» Kiến thức học lập trình C cơ bản hiệu quả cho người mới
by hoanghai.esoft Thu 14 Dec 2017, 3:03 pm

» Stanford tuyển dụng học viên đào tạo thành lập trình viên chuyên nghiệp
by hoanghai.esoft Thu 07 Sep 2017, 5:07 pm

» Dự án CodePlus tuyển thực tập lập trình để đào tạo thành lập trình viên chuyên nghiệp của Stanford
by hoanghai.esoft Thu 07 Sep 2017, 5:04 pm

» Học Tester ở đâu tốt tại hà nội – học xong làm việc ngay
by hoanghai.esoft Wed 19 Jul 2017, 6:27 pm

» Tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm nên để bao nhiêu tiền
by vulieupro Wed 21 Jun 2017, 1:05 pm

» Dịch vụ rút tiền mặt thẻ tín dụng có dành cho những người có thu nhập thấp không?
by vulieupro Mon 19 Jun 2017, 11:51 am

» Rút tiền thẻ tín dụng hiệu quả cao vừa nhanh chóng mà không phải nghĩ về chi phí tại Hà Nội :0868552929
by vulieupro Mon 19 Jun 2017, 9:40 am

» Bạn đang quan tâm đến dịch vụ rut tiền từ thẻ tín dụng tại Hà Nội mà không mất công đi lại hãy lien hệ :0868552929
by vulieupro Fri 16 Jun 2017, 3:02 pm

» Bạn đang đau đầu suy nghĩ xem nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ở đâu vừa tiện lợi mà chi phí lại thấp đặc biệt không mất thời gian đi lại.Hãy liên hệ :0868552929
by vulieupro Thu 15 Jun 2017, 11:16 pm

» Rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tại nhà ở Hà Nội siêu rẻ : 0868552929
by vulieupro Thu 15 Jun 2017, 3:15 pm

» Mua sắm nập chàn không lo thanh toán với thẻ tin dụng lien hệ : 0868552929
by vulieupro Wed 14 Jun 2017, 3:21 pm

» Rút tiền thẻ tín dụng nhanh chóng và tiện lợi nhất quận Hoàn Kiếm :0868552929
by vulieupro Tue 13 Jun 2017, 11:39 pm

» Rút tiền từ thẻ tín dụng quận Tây Hồ 0868552929
by vulieupro Mon 12 Jun 2017, 2:23 pm

» Có ai cho rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khu Hà Đông không?
by trangtpbusiness Sun 11 Jun 2017, 4:22 pm

» Dịch vụ quẹt thẻ tín dụng rút tiền mặt tại Hà Nội
by vulieupro Sun 11 Jun 2017, 3:32 pm

» thẻ tín dụng dùng sao để không nợ
by quanglinh Mon 05 Jun 2017, 5:01 pm

» Rút tiền thẻ tín dụng chưa bao giờ dễ và nhanh đến thế gọi ngay 0868552929
by trangtpbusiness Thu 01 Jun 2017, 5:16 pm

» Học Android cơ bản tại Stanford tạo nền tảng thành công
by hoanghai.esoft Wed 18 Jan 2017, 2:55 pm

» Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động và doanh nghiệp.
by trangtpbusiness Sat 30 Jul 2016, 11:47 am

» Bán buôn thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn cho các đại lý tại Hà Nội
by trangtpbusiness Sat 30 Jul 2016, 11:40 am

» Khám bệnh nghề nghiệp và lập hồ sơ vệ sinh lao động ở đâu uy tín
by trangtpbusiness Sat 23 Jul 2016, 11:28 am

Poll
Statistics
Diễn Đàn hiện có 269 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: Trần Cương

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 306 in 199 subjects
4rum đã hoạt động lại rồi sao??!! @@

Fri 24 Aug 2012, 11:24 am by anan

Ô forum hoạt động lại từ bh thế này?! Tưởng là bị del r` cơ đấy! tui k nhìn đâu nha tui k nhìn đâu nha sợ lắm cưng ạ

Comments: 0

chúc mừng năm mới!!

Mon 30 Jan 2012, 8:35 am by Admin

Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi ______ Hãy tự hỏi học giỏi sao vẫn nghèo ..

Comments: 1

hay đấy.............! :)

Thu 10 Nov 2011, 9:13 am by anan

các biểu tượng ở mỗi chuyên mục hay đấy chứ! hi. tuyệt vời vui

Comments: 3

kariohdufbauwefd

Tue 01 Nov 2011, 5:29 pm by Admin

ốm rùi huhu khóc nè

Comments: 3

o0o_000_o0o

Fri 28 Oct 2011, 10:55 pm by Admin

chán thế tự nhiên ngồi nhìn lại chẳng thấy mình làm đc j ra hồn. thời gian ơi sao mày trôi nhanh vậy tao đã làm đc j đâu

Comments: 1

__tất_ cả__

Fri 28 Oct 2011, 11:30 am by Admin

không có j là không thể

Comments: 2

tất cả mọi người

Wed 26 Oct 2011, 9:43 pm by Admin

hjhj ta đã làm sức có thể rùi hiện tại sẽ là như thế này

Comments: 1

hihi ___hihi__hihi

Wed 26 Oct 2011, 5:19 pm by Admin

chúc các bạn ghé thăm 4rum vui vẻ nha

Comments: 0


HƯỚNG DẦN HỌC NGOẠI NGỮ NHANH :) (CHƯƠNG II)

Go down

HƯỚNG DẦN HỌC NGOẠI NGỮ NHANH :) (CHƯƠNG II) Empty HƯỚNG DẦN HỌC NGOẠI NGỮ NHANH :) (CHƯƠNG II)

Bài gửi  anan Tue 13 Sep 2011, 2:07 am

Chương 2

Kỹ năng nghe

Gần đây bạn có nghe người khác sử dụng ngoại ngữ mà bạn chưa biết không? Nếu chưa, hãy bật tivi lên, chọn kênh nước ngoài nào đó để nghe những phát thanh viên lưu loát nói liên tục. Nếu bạn sống trong một thành phố có nhiều sắc tộc, bạn có thể ra đường và chọn một nhóm người nước ngoài đang nói chuyện. Hãy chăm chú nghe họ nói. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng con người tạo ra những chuỗi lời nói liên tục không đứt đoạn. Ấn tượng chung của bạn sẽ là gì? Một sự hỗn tạp ngữ âm khó phân biệt. Đối với một người nghe chưa qua trình độ cơ bản, họ sẽ khó tin được trong mớ tiếng nói hỗn độn đó lại có cấu trúc. Thực tế tất nhiên là khác. Bất kỳ ngôn ngữ nào mà bạn tiếp xúc được trên trái đất này đều có điểm riêng, đặc biệt, đẹp đẽ và lý thú cũng như tiếng mẹ đẻ của bạn. Mới đầu tưởng chừng như không tài nào hiểu nổi, nhưng nếu bạn bỏ ra hai hoặc ba năm, một khoảng thời gian chẳng là bao trong đời người thì việc nắm vững bất kỳ một một ngoại ngữ cũng là chuyện trong tầm tay bạn. Ngôn ngữ nhắc lại cho chúng ta biết rằng tất cả con người đều có điểm chung với nhau.

Đối với nhiều người, sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường học vẫn thấy mình không thể nghe nói được. Học có thể hiểu thực đơn và gọi món spaghetti nhưng khi bồi bàn mở miệng nói thì họ không hiểu gì cả. Dường như nhiều năm học ngữ pháp và những danh sách từ vựng dài không đem lại hiểu quả nào cả. Có người đọc hiểu các tác phẩm văn chương kinh điển của người Anh xa xưa nhưng không thể giao tiếp được với người Anh hiện đang sống bằng xương bằng thịt.

Từ đó, nhiều người trong chúng ta tự kết luận rằng mình không có khiếu học ngoại ngữ và không chịu tiếp tục cố gắng.

Ai cũng thấy con người học tiếng mẹ đẻ của mình dễ dàng như thế nào và đây là một sự thật thú vị. Trẻ con không chỉ có khả năng học bất kỳ ngôn ngữ mẹ đẻ nào trong số hàng nghìn ngôn ngữ, chúng còn có khả năng hiểu được tất cả cách phát âm khác xa nhau giữa cha mẹ, hàng xóm, người bán cá ngoài chợ, những người nói giọng địa phương khác, những đứa trẻ nói lắp và cả những ông bà bị sún răng. Cho đến nay, không có một cỗ máy nào có thể hiểu được tiếng nói ở trình độ như thế.

Làm thế nào trẻ nhỏ làm giỏi hơn cả những cỗ máy hiện đại nhất? Làm cách nào chúng có thể nhanh chóng liên kết lại được những mảnh ghép ngôn ngữ chúng tiếp xúc được thành những đơn vị ngôn ngữ có ý nghĩa? Để trả lời câu hỏi này, hãy nhớ lại 6 tháng đầu tiên trong đời bạn. Ở độ tuổi đó, những tương tác với thế giới bên ngoài của bạn rất hạn chế, gọi gọn trong việc ăn uống, tiêu hóa, nhìn và nghe. Với những họat động ít ỏi như thế, tất yếu trẻ sẽ dành rất nhiều sự chú tâm cho từng họat động. Một khi tiêu hóa xong, thị giác và thính giác bắt đầu họat động toàn lực, ghi lại tất cả hình ảnh, cử động xung quanh, hấp thu từng âm thanh nghe được. Trẻ không hề bỏ phí đi bất kỳ phút giây nào để hoàn thành công việc trọng đại nhất đời người: giải mã âm thanh tiếng nói của những người hiện hữu trong đời mình. Thử thách đầu tiên là xác định cho được ranh giới giữa các từ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Mỗi từ bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu?
Phân định giới hạn giữa các từ trong chuỗi lời nói cũng khó như cố nhìn ra nghĩa của đoạn văn trên. Vậy thì làm cách nào trẻ sơ sinh giải mã được tiếng nói? Chúng thực hiện các phân tích về tần suất xuất hiện của âm thanh. Lấy thí dụ chuỗi âm thanh What a pretty baby you are. Thông qua sự tiếp xúc liên tục với tiếng nói con người ( một người nói liên hồi sử dụng 10000 từ hoặc hơn trong một giờ), trẻ sơ sinh dần dần hiểu rằng âm tiết của cùng một từ có khuynh hướng đi theo nhau một cách có thể đoán trước được (pret sẽ đi trước ty, ba sẽ đi trước by), trong khi đó, những âm tiết ít đi liền nhau giữa chúng là ranh giới của các từ khác nhau (a ít đi liền trước với pret, ty ít đi liền trước với ba).1

Kiểu phân tích tần suất xuất hiện này phụ thuộc vào một trí nhớ hoạt động bình thường để tích lũy một lượng từ ngày càng đồ sộ và tất nhiên là sự luyện. Vấn đề ở đây là tốc độ. Vì con người phát ra hơn 3 từ trong một giây nên không có thời gian để trẻ ngạc nhiên hoặc để người lớn suy nghĩ ‘Từ đó thật sự có nghĩa là gì?”, “Động từ trong câu là thì quá khứ hay hiện tại?” “Đây là cấu trúc văn phạm quái quỷ gì đây? ..vv. Ở tốc độ cao nhất của nó, ngôn ngữ nói không dễ dãi với ta, chỉ cần một khoảnh khắc phân vân, khi tập trung trở lại thì bạn đã vuột mất ý nghĩa của cả câu. Do đó, có thể nói kỹ năng nghe hiểu là một thử thách gồm 3 giai đoạn: tách rời tiếng nói thành các đơn vị có thể xử lý được, gán nghĩa có chúng bằng cách đối chiếu với kho lưu trữ hàng nghìn từ trong não và cuối cùng là làm sao làm được tất cả các điều này một cách hoàn toàn tự nhiên. May mắn thay, não ngôn ngữ của ta được lập trình bằng gen di truyền cho phép ta làm được những thử thách trí tuệ này và vì bạn đã học thành công một ngôn ngữ một lần rồi (tiếng mẹ đẻ) thì bạn cũng có thể tiếp tục thành công với những ngôn ngữ khác, bao nhiêu lần nữa đều tùy ở bạn. Để thấy não bạn ra sao khi võ não khu vực nghe tiếng nói làm việc hết công suất của nó, hãy xem hình não người được máy scan PET chụp lại
Luyện tập kỹ lưỡng là không thể thiếu được. Theo kinh nghiệm của tôi, cần phải bỏ ra 1500 đến 2000 giờ tập trung nghe mới có được khả năng phân biệt từ gần như hoàn hảo cả trong tiếng Pháp và tiếng Ý. Điều đáng kinh ngạc là kết quả cũng tương tự đối với tiếng Ả Rập, một thứ tiếng hoàn toàn khác những tiếng mà tôi đã học trước đó. Điều này có vẻ như phi lý vì tôi phải học ít nhất là nhiều hơn gấp 3 lần lượng từ vựng so với tiếng Ý. Từ đó tôi đặt ra câu hỏi:

Liệu có phải thời gian cần thiết để đạt khả năng phân biệt từ hoàn hảo (1500 giờ = 6 giờ/ngày trong 9 tháng hay 4g/ngày trong 12 tháng và 2 g/ngày tròng 24 tháng) là một hằng số cho mọi người? Liệu có phải khả năng phân biệt từ không phụ thuộc vào ngôn ngữ ta đang học? Thậm chí có thể là không phụ thuộc vào tuổi tác? Và có phải trẻ em giỏi hơn người lớn trong khả năng phân biệt từ hay là chúng chỉ đơn giản là dành nhiều thời gian hơn để nghe tiếng nói? Một số câu hỏi này phải được làm rõ bằng những nghiên cứu trong tương lai nhưng tôi tin là có một giới hạn sinh học được lập trình sẵn trong não người cho phép phân biệt được âm thanh các từ khác nhau trong ngôn ngữ mới. Bạn sẽ cần một khoảng thời gian tối thiểu để làm được điều này nhưng tuyệt nhiên không lâu hơn.

Giờ bạn đã hiểu được tại sao mình vẫn không nghe hiểu được gì cả sau nhiều năm học ngoại ngữ ở trường. Học sinh cảm thấy bất lực khi đem kiến thức ngoại ngữ của mình ra thực tế sử dụng là vì giáo dục ngoại ngữ trong nhà trường không hề cung cấp đủ khoảng thời gian tiếp xúc với ngoại ngữ tối thiếu là 1500 giờ. Thậm chí nếu giáo viên dạy bạn hoàn toàn bằng ngoại ngữ, mà điều này thì rất hiếm, thì bạn cũng chỉ đạt được tổng cộng 500 giờ nghe tập trung trong thời gian học 5 năm. Như vậy, bạn biết được là không phải lỗi ở giáo viên của mình – đơn giản là họ không đủ thời gian để giúp bạn hoàn thành quá trình phân biệt từ.

Vậy nếu trường công và trường tư không có điều kiện giúp chung ta tiếp xúc đầy đủ với tiếng nói con người thì chúng ta nên tìm ở đâu? Ai cũng biết trường học tốt nhất chính là trường đời. Ra nước ngoài, hoặc là định cư hoặc là chỉ để học một năm và hãy đắm mình trong môi trường ngôn ngữ mới. Bạn càng trẻ thì não bạn càng linh hoạt và càng dễ hòa mình vào những nhóm người lúc nào cũng nói thứ tiếng bạn muốn học. Nếu bạn yêu một người bản xứ nữa thì mục tiêu nghe ngoại ngữ một ngày 8 hay 10 hay 12 tiếng của bạn sẽ chóng thực hiện được. Trong vòng một năm, khi nghe bạn sẽ phân biệt được từng từ một một cách hoàn hảo.

Nếu bạn không có điều kiện xuất ngoại, bạn cần phải có những thứ thay thế người bản xứ. Với khối lượng 500 đến 1500 từ mới phải học, bạn sẽ thấy khó khăn khi phải bỏ ra 1500 giờ để luyện nghe.

May mắn cho bạn là luyện nghe có thể dễ dàng làm được cùng lúc với những hoạt động khác –đi xe, chơi thể thao, nấu ăn..vv, bạn sẽ có thể giải quyết được khối lượng chương trình luyện nghe để nhận biết từng từ một trong lúc sinh hoạt bình thường mỗi ngày. Sau đó, bạn chỉ cần thay đổi thói quen xem tivi (dưới đây sẽ đề cập nhiều hơn về vấn đề này) là thời gian học thêm thật sự chỉ còn 100 giờ. Bạn hãy nhớ hai lời khuyên quan trọng sau:

1) Trong năm đầu học ngoại ngữ, đừng bao giờ đọc một đoạn văn mà không có âm thanh đi kèm.

2) Chỉ nghe những bài thoại khi bạn có trên tay lời thoại.

Có thể suy ra rằng nhất thiết giáo trình học đầu tiên của bạn phải có đi kèm với một CD. Trong 100 giờ tự học thêm, bạn hãy nghe CD. Vì mới học nên dù có cầm trên tay lời thoại khi nghe, nhất thời có thể bạn cũng sẽ không hiểu được nội dung nghe. Những lúc như vậy, hãy phát lại từng câu thậm chí từng từ và nghe lại 5, 10 hay 15 lần. Có những máy hát có nút để chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc của một đoạn cần phát đi phát lại. Với phương pháp này, chỉ trong vài phút là bạn có thể nghe ra bất kỳ câu khó nào. Quan trọng hơn nữa là bạn đừng cảm thấy lo lắng khi phải nghe đi nghe lại một CD hàng chục lần. Không có gì đáng xấu hổ ở đây cả. Xét cho cùng, khi bạn còn trẻ, bạn cũng nghe đi nghe lại bài hát yêu thích của mình cả mấy chục lần.

Nếu khó ngủ thì đó là cơ hội tốt để mang tai nghe vào nghe ngoại ngữ. Nhiều người phát hiện ra rằng những tiếng nói họ không hiểu được dễ dàng ru ngủ họ. Cuối cùng, đừng sợ làm những gì khác người. Nếu bạn có thói quen ngủ trưa, hãy đeo tai nghe và nghe đi nghe lại một đoạn hội thoại. Chắc chắn là bạn không bao giờ học được từ mới khi ngủ nhưng âm điệu của thứ tiếng bạn múôn học chắc chắn sẽ thấm vào não bạn.

Một khi bạn đã học xong giáo trình đầu tiên hoặc giáo trình thứ hai, bạn sẽ phát hiện ra rằng trên Internet có nhiều công cụ học ngoại ngữ tuyệt vời. Có thể kể ra vài thí dụ như sau:

Các website dạy ngoại ngữ: rất nhiều website như:
bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/,
voanews.com/learningenglish/home/

Các Podcasts (các bài thu âm ngắn) –

Sách nói (Audio books) – Bạn có thể vừa xem sách điện tử vừa nghe người bản xứ đọc sách.

Cuối cùng, một hình thức thay thế người bản xứ nữa là tivi. Ngoài những phim tài liệu chất lượng cao hiếm hoi, tivi không chiếu những nội dung có ích. Bạn sẽ học được nhiều kiến thức hơn qua sách vở, tạp chí chuyên ngành. Tin tức trên tivi cũng không liên quan đến đời sống của bạn nhiều và thường lặp đi lặp lại những chuyện cũ rích. Xem tivi nhìn chung là hoang phí thời giờ quý báu của bạn. Đó là nếu bạn xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ. Khi học ngoại ngữ, tivi có nhiều chương trình như thời sự, phim tài liệu, chẳng hạn, giúp bạn luyện nghe lý tưởng.

Lời khuyên của tôi là: hãy ngưng ngay việc xem tivi bằng tiếng mẹ đẻ, bắt đầu xem tivi bằng tiếng bạn đang học. Những chương trình tivi hữu ích nhất cho bạn là thời sự và phim tài liệu để làm quen với ngôn ngữ truyền thông và ngôn ngữ khoa học. Để học ngôn ngữ đời thường, bạn cần xem phim truyền hình nhiều tập. Xem tivi từ 15 đến 60 phút mỗi ngày, bắt đầu ngay từ ngày đầu tiên bạn học ngoại ngữ. Hãy kiên trì dù bạn không hiểu một từ nào cả. Hãy nhớ là mục tiêu là phải nghe cho được một từ bắt đầu ở đâu, kết thúc ở đâu. Bạn sẽ thấy, bạn không nhất thiết phải biết nghĩa của từ mới làm được điều này.

Tóm lại:

· Tiếng nói con người là một chuỗi âm thanh liên tục. Để hiểu được, hệ thống nhận dạng tiếng nói bẩm sinh của bạn tách tiếng nói ra thành từng từ một, đối chiếu nó với kho từ vựng khổng lồ trong não bạn và tất cả quá trình này diễn ra với tốc độ khoảng 3, 4 từ trong một giây.
· Để bảo đảm bạn được tiếp xúc đầy đủ với tiếng nói bản xứ, hãy đi nước ngoài hoặc tìm kiếm những hình thức thay thế khác trong cuộc sống như: 1) Giáo trình kèm CD 2) Nguồn tài liệu âm thanh trên Internet có kèm lời thoại; 3) Tivi.
· Nếu không có điều kiện đi nước ngoài, hãy luyện nghe trong sinh họat hàng ngày bằng cách nghe khi đang nấu ăn, đi xe, chơi thể thao..vv. Hãy thay đổi thói quen xem tivi và chỉ xem tivi hoàn toàn bằng ngoại ngữ. Sử dụng tai nghe sẽ giúp bạn nghe được tập trung hơn.

· Trừ khi bạn ra nước ngoài, luyện nghe là một công việc đơn độc cũng như học từ vựng. Không ai có thể làm thay bạn. Ở đây, giáo viên hầu như không giúp được gì nhiều cho bạn. (xem chương Giáo viên bên dưới).
· Trong năm đầu tiên học ngoại ngữ, đừng bao giờ đọc một đoạn văn mà không có âm thanh đi kèm. Chỉ nghe những bài thoại khi bạn có trên tay lời thoại.
· Nếu bạn bị khó ngủ, hãy đeo tai nghe vào và nghe tài liệu học của bạn.
· Bỏ ra 15 đến 60 phút mỗi ngày để nghe và nhận diện từ.
Hết tuần này sang tuần khác, hệ thống ngữ âm mới sẽ ăn sâu vào não của bạn. Theo thời gian, bạn sẽ dần dà nghe hiểu được ngày càng nhiều.

Có lẽ bạn đang nghĩ, những lời khuyên nãy giờ rất chí lý đấy, nhưng còn một điều rất khó hiểu. Bạn được khuyên là phải học 5000 đến 15000 từ và trải qua quá trình luyện nghe 1500 giờ nhưng chưa ai bảo bạn phát âm ra một từ nào cả. Theo lẽ thường, chắc bạn đang nghĩ không biết khi nào mình mới được mở miệng nói và diễn đạt tư tưởng của mình với người khác.

Có nhiều lý do chính đáng để tạm thời “nhịn nói”. Nếu bạn biết kiên nhẫn, tôi đề nghị bạn trải qua “3 tháng tịnh khẩu”. Hãy nhớ là bạn không phải đang đi học phổ thông, không có kỳ thi nói nào đang chờ bạn cả. Do đó, bạn có quyền chọn phương pháp thuận tiện cho bạn khi bắt đầu học một ngoại ngữ mới. Hãy tập trung học từ vựng, thực hành nghe cho đến khi ngôn ngữ mới dần dà thấm sâu vào não bạn. Tất nhiên, bạn đã qua cái tuổi để học theo kiểu trẻ sơ sinh nhưng tạm thời cứ tập trung nghe thôi như trẻ nhỏ. Phát âm chuẩn là kết quả của quá trình nghe lâu dài và kiên nhẫn.

Vậy thì trước khi bạn bắt đầu nói, hãy đọc chương sau để xem mắt bạn có thể làm được gì.

Khối lượng công việc phải làm sau chương 1-2

Luyện nghe để biết phân biệt từ, thường mất khoảng 1500 giờ hay hơn, nhưng phần lớn có thể làm đan xen với những họat động khác. Chỉ khoảng 100 giờ học thêm là đủ để bạn học hết một hoặc hai giáo trình. Cộng với khối lượng công việc đã ghi trong chương trước, khối lượng công việc của bạn lúc này là :600 đến 1600 giờ
nguồn: tienganhonline.com
anan
anan

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 60
Điểm Điểm : 147
Cám ơn Cám ơn : 4
Ngày tham gia Ngày tham gia : 06/09/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết